Brain rot là gì? Cụm từ này ngày càng xuất hiện nhiều trong các cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần và văn hóa hiện đại. Được hiểu như một trạng thái suy giảm tư duy hoặc cảm giác lụi tàn về mặt trí tuệ, phản ánh tác động của việc tiêu thụ nội dung kém chất lượng từ mạng xã hội. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và làm thế nào để ngăn ngừa nó? Hãy cùng Thì Thầm Gen Z tìm hiểu brain rot là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Brain rot là gì?
Brainrot (thối não) là thuật ngữ dùng để chỉ những nội dung kém chất lượng hoặc ít giá trị trên internet cùng các tác động tiêu cực về mặt tâm lý từ việc tiếp xúc với chúng. Thuật ngữ này thường liên quan đến hiện tượng con người dành quá nhiều thời gian trên mạng để tiêu thụ các nội dung vô nghĩa như: meme hài hước nhưng không bổ ích hoặc video thiếu giá trị. Kết quả là nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, giảm khả năng tập trung và thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ.
Brain rot là gì? Thuật ngữ này xuất hiện từ khoảng năm 2004, nhưng đến năm 2023 nó mới thực sự trở nên phổ biến khi chính thuật ngữ này đã trở thành một meme trên internet. Người dùng mạng xã hội sử dụng “brain rot meme” để mô tả trạng thái mệt mỏi về tinh thần sau khi dành hàng giờ tiếp xúc với các nội dung kém giá trị. Hiện tượng này không chỉ làm giảm khả năng tư duy mà còn khiến người ta có cảm giác như “não bị thối rữa” do phải tiếp nhận quá nhiều nội dung tiêu cực hoặc vô nghĩa.
Những tác hại ảnh hưởng từ brain rot
Brain rot là gì? Những tác động của brain not dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế trong thời gian của chúng ta. Dưới đây là một số tác hại mà brainrot tác động đến người dùng:
Mất khả năng tập trung
Một trong những tác động rõ ràng nhất của brainrot là sự suy giảm và mất khả năng tập trung. Khi bạn dành quá nhiều thời gian tiêu thụ những nội dung ngắn gọn, đơn giản như brain rot meme hay video ngắn trên TikTok, não bộ bị kích thích quá mức mà không tiếp nhận thông tin sâu sắc. Điều này khiến người dùng khó có thể duy trì sự tập trung vào những công việc cần sự chú ý liên tục và tư duy dài hạn.
Chức năng nhận thức bị suy giảm
Khi tiếp xúc quá nhiều với những nội dung vô nghĩa hoặc chất lượng thấp, não bộ có thể dần mất khả năng hoạt động phức tạp. Thay vì tư duy sâu sắc và xử lý thông tin phức tạp, chúng ta bị “làm lười” bởi những thông tin dễ tiếp cận nhưng ít giá trị. Hệ quả là khả năng suy nghĩ logic, phân tích vấn đề và đưa ra quyết định dần bị suy giảm.
Gây nên “nghiện” nội dung
Brain rot không chỉ khiến bạn dễ dàng rơi vào vòng xoáy tiêu thụ nội dung vô ích mà còn tạo cảm giác “nghiện”. Khi lướt qua các trang mạng xã hội, việc tiếp cận nội dung nhanh chóng và dễ dàng mang lại cảm giác thỏa mãn tạm thời. Người dùng càng xem, họ càng cảm thấy cần tiếp tục xem thêm, tạo ra một vòng lặp tiêu thụ không mang lại giá trị thực tế nào.
Làm gì để không bị brain rot “thối não”?
Brain rot là gì và dưới đây là một số cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng “brain rot” và lấy lại sự cân bằng trong việc sử dụng các nền tảng trực tuyến:
Thiết lập thời gian sử dụng mạng xã hội
- Sử dụng công cụ kiểm soát thời gian: Các ứng dụng như Screen Time (trên iPhone) hoặc Digital Wellbeing (trên Android) có thể giúp bạn theo dõi và giới hạn thời gian sử dụng từng ứng dụng. Việc hạn chế thời gian trên TikTok, Instagram hoặc YouTube sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn việc tiêu thụ nội dung.
- Đặt quy tắc cá nhân: Xây dựng những quy tắc cụ thể, chẳng hạn chỉ dành tối đa 30 phút mỗi ngày cho nội dung giải trí và tuân thủ nghiêm túc. Điều này không chỉ giúp bạn tránh bị “nghiện” nội dung trực tuyến mà còn tạo thêm thời gian cho các hoạt động ý nghĩa khác.
Bạn có bao giờ bối rối vì những từ lạ lùng trên mạng xã hội chưa? Hãy cùng chúng mình giải ngố qua bộ từ điển NGÔN NGỮ GEN Z sau nha!
Tiêu thụ những nội dung có giá trị
- Ưu tiên nội dung mang tính học hỏi: Thay vì dành thời gian cho các video giải trí ngắn hạn, hãy tìm đến những tài nguyên mang tính giáo dục như sách, khóa học trực tuyến, hoặc các video hướng dẫn. Những nội dung này không chỉ mở rộng kiến thức mà còn cải thiện khả năng tư duy sâu sắc.
- Lựa chọn nội dung chất lượng cao: Các nền tảng như YouTube, podcast, hoặc mạng xã hội đều có nhiều nội dung bổ ích. Tập trung vào các chủ đề như khoa học, công nghệ, phát triển bản thân hoặc kỹ năng sống. Những nội dung này không chỉ giúp bạn học hỏi mà còn tạo động lực, truyền cảm hứng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.
Tham gia trải nghiệm thực tế
- Tăng cường giao tiếp xã hội: Gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc tham gia các sự kiện cộng đồng sẽ giúp bạn xây dựng kết nối ý nghĩa và cảm nhận sự cân bằng hơn trong cuộc sống.
- Tham gia các hoạt động thể chất: Các hoạt động như tập thể dục, chơi thể thao, hoặc đơn giản là đi dạo không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp não bộ thư giãn và tái tạo năng lượng. Khi cơ thể vận động, bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái và giảm bớt sự “đờ đẫn” do lạm dụng thiết bị điện tử.
- Phát triển sở thích mới ngoài mạng xã hội: Dành thời gian khám phá các sở thích như đọc sách, vẽ, nấu ăn, làm vườn hoặc học một kỹ năng mới. Những hoạt động này không chỉ giúp bạn cân bằng cuộc sống mà còn mang đến niềm vui, sự sáng tạo và những trải nghiệm tích cực.
Qua bài viết, giúp bạn hiểu hõ hơn brain rot là gì, giúp bạn nhận thức được những tác động tiêu cực của việc tiêu thụ nội dung trực tuyến không lành mạnh. Việc kiểm soát tốt thói quen trực tuyến không chỉ giúp bạn tránh tình trạng “brain rot thối não” mà còn mang lại một cuộc sống cân bằng, năng động và ý nghĩa hơn. Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi Thithamgenz.com để đón đọc những nội dung thú vị sớm nhất nhé!