Lươn lẹo là gì khi nhắc đến khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán? Nếu bạn từng bị “bắt bài” vì những chiêu trò “quay xe” cực nhanh “bẻ lái” mượt mà đến mức không ai ngờ, xin chúc mừng, bạn đã chạm mặt với lươn lẹo rồi đấy! Thực chất, lươn lẹo vừa mang nét tích cực lẫn tiêu cực. Qua bài viết sau, cùng Thì Thầm Gen Z bóc tách khái niệm và những biểu hiện điển hình của sự lươn lẹo để tránh bị dính “phốt” nha!
Lươn lẹo là gì? Khái niệm này bắt nguồn từ đâu?
Nhiều bạn trẻ Gen Z đến nay vẫn thắc mắc không rõ lươn lẹo là gì. “Lươn lẹo” là một cụm từ được sử dụng cực kỳ phổ biến chỉ những người hay “vòng vo tam quốc”, nói một đằng làm một nẻo hoặc tìm cách né tránh trách nhiệm một cách khéo léo và đầy tinh vi. Nói một cách dễ hiểu, lươn lẹo là nghệ thuật uốn cong sự thật sao cho có lợi cho bản thân.
Cụm từ này lấy cảm hứng từ con lươn, loài động vật nổi tiếng với khả năng trơn tuột, khó bắt và luôn tìm cách luồn lách để thoát khỏi nguy hiểm. Vì vậy, khi gọi ai đó là “lươn lẹo”, tức là bạn đang “cà khịa” rằng họ rất giỏi trong việc né tránh, xử lý tình huống chuyển bại thành thắng.
Biểu hiện của sự lươn lẹo bạn dễ dàng nhận biết
Không khó để bạn nhận ra dấu hiệu của người “lươn lẹo” đâu, những người này thường có những biểu hiện như:
- Nói một đằng làm một nẻo: Họ có thể nói “Tôi hứa lần này là lần cuối” nhưng lần sau vẫn tiếp tục như không có chuyện gì.
- Tránh né trách nhiệm: Bị bắt quả tang nhưng người lươn lẹo luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc thậm chí đổ lỗi cho người khác.
- Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhanh: Ai cũng từng gặp một người hứa thật “chắc nịch” nhưng đến khi hành động thì lại “bốc hơi”. Nét tính cách này phản ánh sự lươn lẹo của một người không biết giữ uy tín cho lời nói của mình.
- Lý lẽ “dẻo như kẹo kéo”: Người lươn lẹo thường giỏi nói, lý giải mọi thứ theo cách có lợi cho mình, khiến bạn không biết nên giận hay nên cười trừ cho qua.
- Chuyên “tung hỏa mù”: Khi bị hỏi khó, người lươn lẹo có thể lảng tránh bằng cách nói chuyện xa gần, thậm chí đổi chủ đề câu chuyện.
Người sống lươn lẹo có “kết cục” ra sao?
Người lươn lẹo có thể thoát được vài tình huống căng thẳng, nhưng về lâu dài, điều này thường mang lại nhiều hậu quả không mấy vui vẻ tích cực:
- Mất lòng tin từ người khác: Bạn bè, đồng nghiệp hay người thân sẽ dần “ngán ngẩm” và không muốn hợp tác với người lươn lẹo, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh nữa.
- Hình tượng xấu trong mắt mọi người: Không ai thích giao tiếp với người luôn “lươn lẹo”, thiếu nhất quán trong lời nói và hành động.
- Gặp khó khăn trong cuộc sống: Những mối quan hệ chân thành thường là nền tảng của sự thành công. Nếu ai cũng cảnh giác với bạn, việc tiến xa trong sự nghiệp hay cuộc sống sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.
Bạn có bao giờ bối rối vì những từ lạ lùng trên mạng xã hội chưa? Hãy cùng chúng mình giải ngố qua bộ từ điển NGÔN NGỮ GEN Z sau nha!
Cách nói lươn lẹo sao cho hài hước, vui vẻ
Không phải lúc nào lươn lẹo cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu bạn biết cách sử dụng sự lươn lẹo một cách hài hước và tinh tế, nét tính cách này có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn. Quan trọng nhất, lươn lẹo kiểu vui vẻ là để tạo tiếng cười, chứ không phải để né tránh trách nhiệm đâu nhé!
- Sử dụng để pha trò: Chẳng hạn, khi bị nhắc nhở, bạn có thể đùa rằng “Em lươn lẹo tí thôi chứ em ngoan mà!”
- Tạo tình huống trêu chọc người khác: Ví dụ, khi bạn bè làm sai, bạn có thể trêu “Lươn lẹo thế này thì làm sao mà thoát được!” hoặc “Đó là biểu hiện của sự lươn lẹo!”
- Thêm chút dí dỏm vào câu chuyện: Biến sự lươn lẹo thành cách dẫn chuyện hài hước để người đối diện trở nên thoải mái hơn. Thay vì nói thẳng “Tớ quên làm bài rồi!” bạn có thể đùa rằng “Tớ cũng định lên thuyết trình rồi, nhưng mà sợ giảng viên giật mình vì bài hay quá nên thôi, tạm hoãn lại vậy!”
Nếu bạn biết cách chuyển hóa sự lươn lẹo theo hướng tích cực, ứng biến linh hoạt, hài hước, bạn vẫn có thể ghi điểm trong mắt mọi người. Dẫu vậy, bạn vẫn không nên lạm dụng quá nhiều lần đùa cợt lươn lẹo, về lâu dài, hình tượng nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn sẽ không còn được đánh giá cao trong mắt người khác.
Một số thông tin ngoài lề về lươn lẹo
Sau khi đã rõ khái niệm lươn lẹo là gì, biểu hiện của người lươn lẹo và cách nói lươn lẹo sao cho dí dỏm, bạn có thể khám phá thêm một số thông tin ngoài lề dưới đây:
Lươn lẹo tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, “lươn lẹo” có thể được dịch là “sly” hoặc “evasive” tùy ngữ cảnh. Nếu muốn nói ai đó cực kỳ giỏi lươn lẹo, bạn có thể dùng từ “manipulative” (tinh vi, khéo léo trong việc điều khiển người khác).
Lươn lẹo tiếng Trung là gì?
Trong tiếng Trung, “lươn lẹo” được dịch là “狡猾” (jiǎo huá), nghĩa là khôn khéo, gian xảo. Đây là từ thường được dùng để chỉ những người có tính cách hay mưu mẹo, thích luồn lách.
Đồng nghĩa với lươn lẹo gồm những từ nào?
Một số từ đồng nghĩa với “lươn lẹo” bạn có thể dùng để làm đa dạng hơn văn phong của mình:
- Xảo quyệt
- Luồn lách
- Láu cá
- Khéo léo (khi mang nghĩa tích cực hơn)
Mắt lươn lẹo trông như thế nào?
Theo dân gian, cụm từ “mắt lươn” thường dùng để miêu tả đôi mắt nhỏ, dài, hơi ti hí và mang cảm giác gian xảo.
Ý nghĩa cụm từ hồ điệp lươn lẹo là gì?
Từ khoảng năm 2020 đến 2021, khi kênh YouTube 1977 Vlog trở nên nổi tiếng và cụm từ “lươn lẹo” trở thành hot trend, cộng đồng mạng đã sáng tạo ra nhiều chủ đề liên quan, trong đó có cụm từ “hồ điệp lươn lẹo”. Cụm từ này ngoài việc lấy cảm hứng từ nội dung hài hước của 1977 Vlog còn bắt nguồn từ câu ca dao quen thuộc:
“Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.”
Cách sử dụng cụm từ đã góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ mạng trong thời gian đó.
Thì Thầm Gen Z chúng mình đã giúp bạn nắm rõ khái niệm lươn lẹo là gì, biểu hiện và ảnh hưởng của sự lươn lẹo. Sau tất cả, lươn lẹo không hẳn là điều tiêu cực nếu bạn biết đặt nó đúng nơi, đúng chỗ và sử dụng với một mục đích tích cực. Lươn lẹo có thể giúp bạn thoát khỏi tình huống khó, nhưng sự chân thành mới là chiếc chìa khóa giúp bạn tiến xa trong cuộc sống.