W88
Thì Thầm Gen Z
  • Phong Cách Gen Z
  • Ngôn ngữ Gen Z
  • Drama Gen Z
  • Đi – Ăn – Chơi
  • Phong Cách Gen Z
  • Ngôn ngữ Gen Z
  • Drama Gen Z
  • Đi – Ăn – Chơi
W88
No Result
View All Result
Thì Thầm Gen Z
W88
No Result
View All Result
Home Ngôn ngữ Gen Z

99+ Tiếng lóng gen Z hot nhất – Bật mí ngôn ngữ của thế hệ mới

Thì thầm GenZ by Thì thầm GenZ
11/12/2024
in Ngôn ngữ Gen Z
0 0
0
99+ Tiếng lóng gen Z hot nhất - Bật mí ngôn ngữ của thế hệ mới

99+ Tiếng lóng gen Z hot nhất - Bật mí ngôn ngữ của thế hệ mới

0
SHARES
101
VIEWS

Bạn có bao giờ nghe ai nói “khum”, “mlem mlem” hay “xu cà na” mà chẳng hiểu gì không? Đừng lo, bạn không lỗi thời đâu, chỉ là chưa gia nhập thế giới Gen Z thôi! Tiếng lóng Gen Z là một ngôn ngữ đặc biệt, mới lạ và cực kỳ sáng tạo, khiến nhiều người ngoài cuộc phải ngỡ ngàng. Vậy làm sao để bắt kịp và hiểu được tiếng lóng này? Hãy cùng Thì Thầm Gen Z khám phá 99+ tiếng lóng thịnh hành nhất hiện nay qua bài viết sau!

Bài viết hay cùng chủ đề:

  • Ngôn ngữ Gen Z tiếng Anh: Khám phá phong cách giao tiếp độc đáo
  • Tổng hợp 19+ ngôn ngữ Gen Z trong tình yêu

Nguồn gốc tiếng lóng gen Z

Tiếng lóng Gen Z là gì? Dù tiếng đã tồn tại lâu trong tiếng Việt, được định nghĩa từ 1986 là “cách nói riêng” giữa các nhóm người. Tuy nhiên, tiếng lóng Gen Z mang nét độc đáo khác biệt. Được sinh ra trong thời đại số, Gen Z dễ dàng tiếp cận Internet, tạo nên tiếng lóng lan truyền nhanh chóng và phổ biến. Họ sáng tạo từ nhiều nguồn, tự do kết hợp biểu tượng, viết tắt, pha trộn tiếng Anh, Pháp và Việt, phản ánh phong cách cá nhân hóa trong giao tiếp. Tiếng lóng Gen Z giờ đây không chỉ hiện diện trực tiếp mà còn lan rộng trên mạng xã hội, tạo thành “ngôn ngữ” thời thượng của giới trẻ.

Nguồn gốc tiếng lóng gen Z
Nguồn gốc tiếng lóng gen Z

Top 99+ từ lóng Gen Z đang “làm mưa làm gió” hiện nay

Hãy cùng khám phá top 99 từ lóng gen Z đang “làm mưa làm gió” hiện nay để hiểu thêm về thế giới ngôn ngữ đầy màu sắc này!

Nhóm tiếng lóng của gen Z thể hiện cảm thán, biểu cảm

Tiếng lóng của Gen Z không chỉ giúp họ giao tiếp mà còn là cách để truyền tải những cảm xúc mạnh mẽ, từ ngạc nhiên, vui vẻ cho đến tiếc nuối hay căng thẳng. Dưới đây là các từ lóng Gen Z thường sử dụng để thể hiện cảm thán và biểu cảm, mỗi từ đều mang sắc thái riêng, tạo nên một “mã ngôn ngữ” đặc trưng mà chỉ thế hệ này mới hiểu.

Tiếng lóngGiải nghĩaNguồn gốcVí dụ
Ét ô ét“Cứu với”, cảm thán khi gặp tình huống nguy cấpCách đọc từ “SOS” trong tiếng Anh. Phổ biến nhờ Bà Toạn Vlogs trên TikTok“Ra tín hiệu ét ô ét đi.”
RénCảm giác sợ sệt, lo lắngBắt nguồn từ câu nói của một nữ sinh khi thách thức “rén rồi thì nói đi cưng”“Mai thi cuối kỳ, tao rén quá!”
Xì trâyTrạng thái căng thẳng hoặc “dị tính” (tùy ngữ cảnh)Biến âm từ “stress” hoặc “straight” (dị tính), tùy vào cách sử dụng“Bài tập nhiều quá, tao xì trây.”
Xu cà naXui xẻo, gặp vận đenPhổ biến nhờ Võ Minh Hiếu trên livestream“Mới sáng sớm đã thấy xu cà na.”
Nà ní“Cái gì?” bày tỏ sự ngạc nhiênXuất phát từ “nani” trong tiếng Nhật, nghĩa là “cái g씓Nà ní? Chuyện gì thế?”
KhumCách nói vui vẻ của “không”, thân thiện hơnPhát triển trên Fanpage “Đài Tiếng nói Gen Z”“Khum muốn đi chơi đâu!”
Chằm ZnTrạng thái buồn bã, trầm cảmXuất hiện từ Fanpage “Hội những người lười Việt Nam”, từ “Zn” lấy cảm hứng từ nguyên tố kẽm trong bảng tuần hoàn“Hôm nay con chằm Zn quá mẹ à!”
Ăn nói xà lơÁm chỉ ai đó nói sai hoặc không đúngBắt nguồn từ một livestream bán hàng khi người bán nói với con “Sao con nói vậy!? Ăn nói xà lơ”“Sao cậu ăn nói xà lơ thế?”
BảnhDùng để xưng “tôi” hoặc “mình” theo cách nhấn mạnh tích cựcXuất phát từ từ “bảnh bao” hoặc từ Khá Bảnh, phổ biến hơn trên mạng xã hội Threads“Bảnh kể cho mọi người nghe nhé!”
Cà nhínhThể hiện sự hào hứng, thích thúBắt nguồn từ một livestream của ca sĩ Miko Lan Trinh khi cô liên tục nói “cà nhính, cà nhính”“Nhìn món này mà cà nhính luôn!”
Ngoan xinh yêuDiễn tả tính cách dễ thương, ngoan ngoãnNổi tiếng từ một video trên TikTok khi người mẹ gọi con là “ngoan xinh yêu của mẹ”“Ngoan xinh yêu của anh đâu rồi?”
Mãi mận, mãi keoGắn kết bền chặt, không thể tách rờiKhông rõ nguồn gốc cụ thể nhưng mang nghĩa mặn mà, bền chặt“Mãi mận, mãi keo nhé bạn ơi!”
LemỏnChỉ sự chảnh chọe, kiêu ngạoBiến thể từ từ “lemon” trong tiếng Anh, được đọc lái thành “chảnh”“Cô ấy lemỏn quá trời luôn.”
UltrTương đương “u là trời”, bày tỏ ngạc nhiên hoặc bất ngờ lớnKhông rõ nguồn gốc chính xác“Ultr! Cái này sao đẹp thế!”
SlayThể hiện sự ngưỡng mộ, khen ngợi ai đó rất đỉnhTừ tiếng Anh “slay” nghĩa là “đỉnh”, “chất”, phổ biến trong ngôn ngữ mạng xã hội“Hôm nay bạn trông thật slay!”
BủhBruh, tiếng Anh chỉ “người anh em,” thể hiện sự chán nảnTừ gốc tiếng Anh “bruh”, đọc lệch thành “bủh” do kiểu gõ Telex“Đúng là bủh thật sự luôn!”
Nhóm tiếng lóng gen Z thể hiện cảm thán, biểu cảm
Nhóm tiếng lóng gen Z thể hiện cảm thán, biểu cảm

Nhóm tiếng lóng gen Z dùng để miêu tả tình huống, hành động

Gen Z có cách miêu tả các tình huống và hành động hàng ngày một cách sinh động và hài hước thông qua từ lóng. Những từ ngữ này giúp họ làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn, đồng thời phản ánh góc nhìn độc đáo và dí dỏm của giới trẻ hiện nay. Dưới đây là các từ lóng thường được Gen Z sử dụng để miêu tả các tình huống, hành động một cách sinh động và mới mẻ.

Tiếng lóngGiải nghĩaNguồn gốcVí dụ
Hút độc rắnÁm chỉ hành vi quan hệ tình dục bằng miệngTừ cảnh phim Thần Ăn của Châu Tinh Trì khi một nhân vật muốn hút độc cho người khác“Muốn hút độc rắn không?”
Lịch sử đi bạn ơiCách nói hài hước của “lịch sự đi bạn ơi”Xuất hiện trên mạng xã hội từ một bình luận, biến thành “lịch sử đi bạn ơi”“Bớt cà khịa, lịch sử đi bạn ơi!”
Sẽ gầyHành vi quan hệ tình dục đồng giớiBiến thể từ cụm “sex gay” khi dùng kiểu gõ Telex“Có vẻ anh ấy thích phim sẽ gầy.”
Xịt keoTrạng thái ngạc nhiên, đứng hình, không thể phản ứng lạiXuất phát từ biểu cảm “đứng hình” của Á hậu Mai Ngô trong chương trình Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam“Nghe tin đó mà xịt keo luôn.”
FlexHành động khoe khoang hoặc phô trương một cách tích cựcNổi tiếng từ hội nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng trên Facebook“Để tao flex cho mọi người xem nha!”
TrônCách nói của từ “troll,” tức là trêu chọc người khácPhổ biến từ các video TikTok khi nói “trôn Việt Nam, trôn Việt Nam”“Hôm nay mình trôn nó một trận.”
Mlem mlemBiểu thị sự thèm muốn hoặc yêu thích điều gì đó, thường là thức ănXuất hiện lần đầu trên mạng Reddit với video chú mèo uống nước phát ra âm thanh “mlem mlem”“Nhìn cái bánh quá trời mlem mlem luôn.”
JackDùng để chỉ số tiền 5 triệu đồngBắt nguồn từ vụ bê bối của ca sĩ Jack khi chu cấp 5 triệu đồng mỗi tháng cho con gái“Cho mình mượn 1 Jack đi chơi lễ nhé.”

Bạn có bao giờ bối rối vì những từ lạ lùng trên mạng xã hội chưa? Hãy cùng chúng mình giải ngố qua bộ từ điển NGÔN NGỮ GEN Z sau nha!

Nhóm tiếng lóng gen Z dùng để miêu tả các mối quan hệ

Trong các mối quan hệ, từ tình yêu đôi lứa cho đến tình bạn thân thiết, Gen Z có cách diễn đạt rất riêng với những từ lóng đặc biệt. Những từ này không chỉ làm cho cuộc trò chuyện thêm phần thú vị mà còn thể hiện cảm xúc sâu sắc, sự ngọt ngào hay đôi khi là chút “drama” hài hước.

Tiếng lóngGiải nghĩaNguồn gốcVí dụ
Cẩu lương – cơm chóÁm chỉ những hành động tình cảm công khai của các cặp đôi, khiến người khác ghen tịXuất phát từ việc người độc thân phải “ăn cẩu lương,” như hình ảnh chú chó nhìn chủ ăn cơm“Cặp đó lại đi phát cẩu lương kìa!”
Mai đẹt ti niNghĩa là “định mệnh đời tôi,” thường dùng để chỉ người đặc biệt trong đờiĐọc lệch từ “my destiny” trong tiếng Anh theo cách phát âm của người Thái Lan, phổ biến từ bộ phim Thái Lan“Cậu đúng là mai đẹt ti ni của tớ.”
Trà xanhChỉ người thứ ba xen vào mối quan hệ, thường là cô gái có vẻ ngoài ngây thơ nhưng nhiều toan tínhBiến thể từ “biểu lục trà” trong phim Trung Quốc, dùng để ám chỉ “kẻ thứ ba”“Hình như cô ấy là trà xanh rồi đó!”
ElmCách gọi dễ thương của “em,” thường dùng trong mối quan hệ tình cảmPhổ biến từ hiện tượng mạng Salim khi cô chia sẻ đoạn video chồng cô gọi mình là “elm”“Elm đi đâu đấy elm?”
NíTừ dùng thân mật giữa những người bạn hoặc người yêu, ám chỉ sự gần gũi, thân thiếtPhát âm giống “nị” trong tiếng Trung Quốc, cách gọi phổ biến ở miền Nam Việt Nam“Chiều qua nhà tui chưa, mấy ní?”
Nhóm tiếng lóng gen Z dùng để miêu tả các mối quan hệ
Nhóm tiếng lóng gen Z dùng để miêu tả các mối quan hệ

Nhóm tiếng lóng của gen Z mượn từ ngôn ngữ khác

Trong quá trình hội nhập và tiếp cận với văn hóa thế giới, Gen Z đã mượn nhiều từ ngữ từ các ngôn ngữ khác nhau và biến tấu chúng theo phong cách riêng. Những từ này mang đến hơi thở quốc tế, đồng thời được “Việt hóa” một cách sáng tạo, thú vị, giúp các bạn trẻ thể hiện cá tính và sự phong phú trong giao tiếp.

Tiếng lóngGiải nghĩaNguồn gốcVí dụ
Kiwi kiwiNghĩa là “quá ngon”, thường dùng khi miêu tả đồ ăn hoặc thứ gì đó rất hấp dẫnTừ đoạn video trên TikTok khi một người uống trà kiwi và liên tục khen “kiwi kiwi”“Món này thật kiwi kiwi luôn!”
Yang lakeChỉ “giang hồ giả,” thường là những người có vẻ ngoài hoặc hành động như giang hồ nhưng không phải thậtChơi chữ từ “yang” (giang) và “lake” (hồ) trong tiếng Anh“Đúng kiểu yang lake luôn đó!”
WibuNhững người hâm mộ cuồng nhiệt văn hóa Nhật Bản, anime, mangaTừ tiếng Anh “Weeaboo” (người mê văn hóa Nhật Bản) và được Việt hóa thành “Wibu”“Anh đó đúng là Wibu chính hiệu!”
Gét gôCó nghĩa là “đi thôi,” thúc giục bắt đầu làm gì đóĐọc trại từ “Let’s go” trong tiếng Anh, nổi tiếng từ TikTok với cách phát âm sai“Chuẩn bị hết chưa? Gét gô nào!”
G9Chúc ngủ ngonViết tắt của “Good night” trong tiếng Anh, biến thành “G9” với “9” đọc là “night”“Ngủ ngon nha! G9 luôn!”

Nhóm tiếng lóng gen Z được viết tắt hoặc từ ghép

Gen Z không ngừng sáng tạo và cải tiến ngôn ngữ bằng cách rút gọn, viết tắt hoặc ghép các từ ngữ một cách ngẫu hứng để tạo ra những tiếng lóng độc đáo và hài hước. Những từ lóng này giúp các bạn trẻ giao tiếp nhanh chóng và ngắn gọn nhưng vẫn giữ được sự tinh nghịch, vui nhộn đặc trưng của thế hệ.

Tiếng lóngGiải nghĩaNguồn gốcVí dụ
CMNRViết tắt của “Chuẩn mẹ nó rồi,” dùng để khẳng định điều gì đó rất đúngBan đầu là “CCMNR” (Chuẩn cơm mẹ nấu rồi), được rút ngắn lại để tiện dùng hơn“Cậu nói CMNR luôn!”
Cà hẩyHành động lắc lư hông, tạo dáng nhún nhảy vui nhộnPhổ biến qua vũ đạo của rapper Hieuthuhai với điệu nhảy đặc trưng trên sân khấu“Nhìn anh ấy cà hẩy dễ thương ghê!”
NamkikiBiệt danh chỉ khu vực miền Nam, thường dùng khi phân biệt vùng miềnĐọc lái từ “Nam Kỳ” trên TikTok, trở thành từ ghép thể hiện sắc thái vùng miền“Đúng chất Namkiki luôn!”
Thăm ngànNghĩa là “làm việc,” cách diễn đạt thú vị cho hoạt động lao độngPhát âm từ tiếng Thái “ทำงาน” (làm việc) trong một quảng cáo Thái Lan nổi tiếng tại Việt Nam“Thôi, phải đi thăm ngàn đây!”
Phở bòBiệt danh ám chỉ mạng xã hội FacebookChơi chữ với chữ cái “F” và “B” của Facebook, trở thành “phở bò” nhằm lách quy định trên nền tảng khác“Tìm mình bên phở bò nha!”
ParkyChỉ người thuộc khu vực Bắc (Bắc Kỳ), thường dùng để phân biệt vùng miềnGhép từ “Park” với “Kỳ” để ám chỉ Bắc Kỳ, phổ biến từ TikTok“Đi Đà Lạt gặp hội Parky chơi không?”
Nhóm tiếng lóng gen Z được viết tắt hoặc từ ghép
Nhóm tiếng lóng gen Z được viết tắt hoặc từ ghép

Tiếng lóng Gen Z: Dao hai lưỡi trong thế giới trẻ

Sự trỗi dậy của tiếng lóng Gen Z đã tạo nên một làn sóng mới trong giao tiếp của giới trẻ, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm. Ngôn ngữ này không chỉ đơn thuần là một trào lưu nhất thời mà còn mang đến những tác động sâu sắc đến văn hóa, giáo dục và cách tư duy của thế hệ trẻ.

Đối với văn hóa

Tiếng lóng Gen Z xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội và dần xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Theo báo Tuổi trẻ thủ đô, việc lạm dụng tiếng lóng có thể khiến người dùng quên đi ý nghĩa ban đầu của từ ngữ, gây khó khăn trong việc duy trì sự trong sáng của tiếng Việt. Một số từ lóng còn xuất hiện vô thức trong giao tiếp nghiêm túc, như khi nói chuyện với người lớn hoặc trong văn bản hành chính, dễ tạo cảm giác thiếu tôn trọng.

Ngoài ra, báo Thanh Niên nhận định rằng tiếng lóng giúp giới trẻ thể hiện cái tôi cá nhân và sự độc lập. Tuy nhiên, khi tiếng lóng được dùng trong các chương trình truyền hình và phim ảnh, nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể thúc đẩy sự lạm dụng, biến nó dần thành ngôn ngữ chính trong giao tiếp hàng ngày. Ngay cả trong môi trường văn phòng, tiếng lóng cũng xuất hiện qua các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok.

Đối với giáo dục

Tiếng lóng không chỉ hiện diện trong giao tiếp hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Nhiều giáo viên cho rằng học sinh đôi khi sử dụng tiếng lóng trong các bài kiểm tra hoặc thậm chí cả kỳ thi tốt nghiệp, với những cụm từ như “ko” (không), “j” (gì), hoặc “of” (của).

Mặc dù gây nhiều tranh cãi, tiếng lóng vẫn đóng vai trò nhất định trong việc học ngôn ngữ. Theo nghiên cứu của Khoa Du lịch & Ngoại ngữ tại Đại học Sao Đỏ, việc hiểu tiếng lóng giúp người học dễ dàng nắm bắt ngôn ngữ ở mức độ giao tiếp thực tế, cho thấy vai trò của tiếng lóng trong việc tiếp cận và làm quen với một ngôn ngữ mới.

Tiếng lóng Gen Z: Dao hai lưỡi trong thế giới trẻ
Tiếng lóng Gen Z: Dao hai lưỡi trong thế giới trẻ

Định hướng sử dụng tiếng lóng Gen Z một cách phù hợp

Việc sử dụng tiếng lóng Gen Z trong giao tiếp là xu hướng thể hiện cá tính và sự sáng tạo của giới trẻ, nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với ngôn ngữ và văn hóa. Để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt và vẫn có thể tận hưởng nét đặc trưng của tiếng lóng, việc sử dụng các từ ngữ gen Z cần phù hợp với ngữ cảnh. Trong môi trường học tập, công việc, hay khi giao tiếp với người lớn, giới trẻ nên chọn lọc ngôn từ sao cho lịch sự, dễ hiểu.

Cùng với đó, giáo dục về ý nghĩa và nguồn gốc của tiếng Việt giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của ngôn ngữ dân tộc. Các mạng xã hội và các chương trình truyền hình cũng có thể góp phần định hướng, giới thiệu từ ngữ của gen Z một cách có chọn lọc để giữ gìn sự tinh tế của ngôn ngữ mà vẫn phản ánh được phong cách sống của giới trẻ.

Tiếng lóng Gen Z là dấu ấn ngôn ngữ đặc biệt của thế hệ trẻ, mang lại màu sắc mới mẻ và sáng tạo trong giao tiếp. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng lóng cần được cân nhắc phù hợp với từng hoàn cảnh để vừa giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, vừa thể hiện đúng tinh thần thời đại. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Thì Thầm Gen Z để không bị “tụt hậu” trong thế giới đầy sắc màu của Gen Z nhé!

Tags: Xu hướng
Previous Post

Tổng hợp những câu nói hot trend Gen Z, viral khắp cõi mạng

Next Post

Ca sĩ gen z – Hội tụ những tài năng âm nhạc đầy triển vọng

Next Post
Ca sĩ gen z - Hội tụ những tài năng âm nhạc đầy triển vọng

Ca sĩ gen z - Hội tụ những tài năng âm nhạc đầy triển vọng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục

  • Đăng GP
  • Đi – Ăn – Chơi
  • Drama Gen Z
  • Ngôn ngữ Gen Z
  • Phong Cách Gen Z
789BET | hb88 | Trang chủ Kubet | okvip | hubet | 23win | https://shbet.cruises/ | shbet | trường gà savan | trường gà savan
Thì Thầm Gen Z

Thì Thầm Gen Z là kênh thông tin giải trí nhằm tổng hợp và đưa đến độc giả những xu hướng mới mẻ, chủ đề thu hút và các câu chuyện nổi bật về giới trẻ hiện đại.

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • Đăng GP
  • Đi – Ăn – Chơi
  • Drama Gen Z
  • Ngôn ngữ Gen Z
  • Phong Cách Gen Z

Thẻ

Công việc Du lịch Lối sống Meme Mạng xã hội Mẹo vặt Người nổi tiếng Showbiz Sức khỏe Thời trang Tiêu dùng Tâm linh Tình yêu Xu hướng Địa điểm ăn uống
No Result
View All Result
  • Phong Cách Gen Z
  • Ngôn ngữ Gen Z
  • Drama Gen Z
  • Đi – Ăn – Chơi

© 2024 Thì Thầm Gen Z - Kênh thông tin đa chiều và giải trí dành riêng cho giới trẻ hiện đại

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In